Hệ thống điện mặt trời mái nhà

Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống cung cấp điện năng lấy từ năng lượng từ bức xạ mặt trời, thông qua các tấm pin quang điện. Các tấm pin này thường được lắp trên các mái nhà, mái các công trình kiến trúc để tận dụng không gian và lấy được ánh sáng nhiều nhất. Đây cũng được xem là một tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây để tận dụng nguồn năng lượng sạch và dồi dào từ thiên nhiên.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời mái nhà

Hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm các thành phần sau:

  • Các tấm pin quang điện mặt trời

  • inverter hòa lưới

  • Tủ điều khiển

  • Hệ thống khung giá đỡ tấm pin quang điện

Các hệ thống điện mặt trời mái nhà thường sử dụng đấu nối vào lưới điện quốc gia và không có bộ lưu trữ điện (ắc quy). Đây là hệ thống điện mặt trời thường được sử dụng nhiều nhất vì suất đầu tư thấp hơn thời gian thu hồi vốn nhanh, vận hành đơn giản, dễ nâng cấp, sửa chữa bảo dưỡng. Ít gây ô nhiễm môi trường vì không dùng ắc quy.

Với hệ thống điện mặt trời độc lập, không nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (ắc quy), suất đầu tư cao, sửa chữa phức tạp, chỉ phù hợp cho lắp đặt vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có lưới điện quốc gia, hoặc lưới điện quốc gia không ổn định.

Tuy nhiên còn có loại thứ ba, là hệ thống điện mặt trời độc lập kết hợp hòa lưới: được nối vào lưới điện quốc gia và có bộ lưu trữ điện (ắc quy), là sự kết hợp của hai loại hệ thống điện mặt trời nêu trên.

| Quý khách hàng đang cần sửa chữa điện nước, lắp đặt điện nước hãy gọi ngay cho chúng tôi, là địa chỉ cung cấp dịch vụ sửa điện nước tại Hải Phòng tốt nhất với chất lượng cao, nhanh chóng, hiệu quả, liên hệ SĐT 097 473 28 25 |

Tấm pin quang điện mặt trời

Tấm quang điện mặt trời có 3 loại chính: Mono, Poly và Thin-film. Mỗi loại có những ưu nhược điểm riêng, trong đó loại pin mặt trời phù hợp nhất cho việc lắp đặt phụ thuộc vào tình hình tài chính và địa điểm lắp đặt. Tâm pin loại Mono tốt hơn tấm loại Poly do có hiệu suất chuyển đổi tốt hơn ở những nơi có bức xạ mặt trời yếu (khoảng 3.8 - 4.8 kWh/m2/ngày. Khu vực miền nam có bức xạ cao nhất khoảng 4.8 - 5.6 kWh/m2/ngày, còn ở miền bắc là 3.8 - 4.7 kWh/m2/ngày. 

Các tấm quang điện mặt trời được gắn trên mái nhà bằng giàn khung đỡ sẽ hấp thụ bức xạ và chuyển quang năng thành điện năng 1 chiều (DC), thông qua bộ inverter sẽ biến đổi thành điện xoay chiều (AC) chuẩn, là dạng hình sin chuẩn với tín hiệu mẫu từ lưới điện (220V- 1 pha hoặc 380V- 3 pha), cung cấp điện cho phụ tải và lưới điện.  Inverter sẽ ưu tiên sử dụng điện mặt trời được tạo ra cung cấp trực tiếp cho phụ tải. Ngoài ra nó còn có chức năng: tự giảm công suất khi tần số lưới quá cao, khi lưới mất điện sẽ tự động tắt để đảm bảo an toàn, phát hiện dòng rò chạm đất, giám sát các thông số lưới điện từ đó đảm bảo điện áp và tần số trong phạm vi cho phép và chức năng bảo vệ chống chạm đất.

Tủ điều khiển

Tủ điều khiển gồm có: các attomat đóng cắt mạch AC/DC, bộ chống sét lan truyền cho nguồn AC, nguồn DC …, bộ điều khiển hệ thống giám sát năng lượng mặt trời thông minh cho phép người vận hành giám sát từ xa thông qua điện thoại, máy tính… kết nối với internet.

Hệ thống giám sát, điều khiển

Hệ thống giám sát SSOC ( Solar System Operation Center): Tùy theo phần mềm do nhà cung cấp xây dựng, tất cả các thông số hoạt động của hệ thống như: công suất tức thời, sản lượng điện năng trong ngày, tổng điện năng hệ thống điện mặt trời đã sản xuất, nhiệt độ tấm pin… và nhiều thông tin khác. Hệ thống SSOC sẽ giám sát, phân tích, hoạt động và đưa ra các khuyến nghị cần thiết cho hệ thống hoạt động tốt nhất. Chủ sở hữu và người vận hành có thể giám sát hoạt động của hệ thống ĐMT ở mọi lúc, mọi nơi.

Hoạt động của hệ thống điện mặt trời mái nhà nối lưới

Ban ngày, khi có bức xạ mặt trời lớn, nếu điện năng được tạo ra từ pin mặt trời bằng hoặc lớn hơn công suất tiêu thụ, thì nó được ưu tiên phục vụ toàn bộ phụ tải mà không cần dùng đến điện lưới. Phần điện năng dư thừa được bán cho ngành điện thông qua điện kế (công tơ) 2 chiều do EVN lắp đặt.

Buổi chiều hoặc tối khi bức xạ mặt trời thấp, điện năng sẽ được lấy bổ sung từ lưới điện của ngành điện bù cho lượng thiếu hụt. Phần điện năng lấy bù vào cũng sẽ được điện kế (công tơ) 2 chiều ghi nhận để thanh toán tiền cho EVN.

Khi mất điện lưới, hệ thống sẽ tự động được cách ly (mặc dù vẫn có bức xạ mặt trời). Đây là chức năng bảo vệ của inverter nhằm đảm bảo an toàn cho lưới điện và nhân viên sửa chữa.

Vào ban đêm hoặc khi không có bức xạ mặt trời, inverter không hoạt động , lúc đó toàn bộ phụ tải được cung cấp từ điện lưới, và được công tơ ghi nhận để thanh toán tiền điện.

Dịch vụ sửa điện Hải Phòng tại: quận Ngô Quyền, quận Lê Chân, quận Hồng Bàng, quận Kiến An, quận Dương Kinh, quận Hải An, quận Đồ Sơn

Các huyện: An Lão, Kiến Thụy, Tiễn Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên |

Số ĐT liên lạc: 0974 73 28 25

Hoặc ghé thăm trang web: http://dichvudienhp.com